Giấy phép IFCS là gì? Yêu cầu của IFSC với các sàn môi giới
- The Brokers
- Mar 29, 2024
- 4 min read
IFSC được xem là một trong những cơ quan giám sát và quản lý cấp phép uy tín nhất trong lĩnh vực kinh doanh và giao dịch Forex. Vậy, giấy phép IFSC là gì? Uỷ ban tài chính này có vai trò, nhiệm vụ và các yêu cầu gì đối với các sàn môi giới thành viên? Hãy cùng The Brokers khám phá thông tin chi tiết về giấy phép IFSC trong bài viết dưới đây!

Giấy phép IFSC là gì?
Giấy phép IFSC là tài liệu chứng nhận quyền giám sát và quản lý hợp pháp do Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (International Financial Services Commission of Belize) cấp cho tất cả các hoạt động của các nhà môi giới thành viên và các tham gia thị trường. Belize, một quốc gia ở Trung Mỹ, nổi tiếng là một trong những thiên đường thuế hấp dẫn nhất và là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính vùng Caribe (CFATF), cam kết chống rửa tiền. IFSC, được quản lý bởi Bộ Chứng khoán Belize, được thành lập từ năm 1999 và có trách nhiệm điều tiết thị trường tài chính và giám sát hoạt động của các nhà môi giới. IFSC bao gồm nhiều thành viên từ cả khu vực công và tư nhân, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Belize, Giám đốc Đơn vị Tình báo Tài chính, và Uỷ viên Cơ quan Thuế Thu nhập. Tương tự như nhiều Uỷ ban tài chính khác, giấy phép IFSC đặt ra các yêu cầu cụ thể cho các sàn môi giới ngoại hối, bao gồm việc có trụ sở/văn phòng đại diện tại Belize.
Giấy phép IFSC là gì?
Vai trò và quyền hạn của IFSC
Vai trò của giấy phép IFSC
Bảo vệ danh tiếng của Belize như một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu.
Duy trì danh tiếng về trách nhiệm pháp lý của trung tâm tài chính nước ngoài Belize.
Cấp quyền quản lý, điều chỉnh và giám sát các công ty cung cấp dịch vụ tài chính.
Khuyến khích tự điều chỉnh do giám sát không được quản lý chặt chẽ như ở các nước phát triển.
Thu nhập và cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời.
Hỗ trợ chính phủ quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả và khuyến khích xây dựng chính sách khi cần thiết.
Vai trò của IFSC.
Quyền hạn của giấy phép IFSC
Thu hồi giấy phép:
Đưa ra cảnh báo lừa đảo:
Đình chỉ giấy phép:
Phạt tiền.
Đưa ra đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đề xuất đơn xin lệnh của tòa án.
Quyền hạn của IFSC.

Yêu cầu của giấy phép IFSC
Sàn môi giới ngoại hối phải tuân thủ các yêu cầu sau của giấy phép IFSC:
Bắt buộc tách biệt quỹ tiền gửi của khách hàng và không sử dụng quỹ này cho mục đích trái phép.
Phải trả lệ phí và các chi phí khác như lệ phí cấp giấy phép, phí hàng năm, và phí phát sinh.
Phải có số vốn thanh toán tối thiểu là 500,000 USD.
Không sử dụng tiền tệ của Belize trong giao dịch.
Phải gửi bản sao kê hàng tháng và đảm bảo thanh toán các khoản tiền theo yêu cầu mà không có chậm trễ.
Không khuyến khích tăng cường khối lượng giao dịch để kiếm thêm phí hoa hồng.
Phải đối xử bình đẳng với tất cả người dùng trên sàn.
Phải thông báo cho IFSC về các thủ tục tố tụng dân sự vượt quá 25,000 USD.
Phải ký thỏa thuận ký quỹ với khách hàng trước khi thực hiện các giao dịch.
Chỉ được phép kinh doanh trên thị trường OTC.
Phải gửi thông tin chi tiết về số vốn đã thanh toán và giao dịch hàng tháng cho IFSC.
Phải thông báo ngay cho IFSC nếu phá sản.
Không được phép chấp nhận cư dân Belize làm khách hàng.
Phải kiểm tra kỹ lưỡng các khoản tiền gửi từ 10,000 USD trở lên để đề phòng rửa tiền.
Phải tham gia cuộc họp thường niên với IFSC để bàn về hiệu suất và triển vọng phát triển.
Phải cung cấp sổ tay hướng dẫn vận hành chi tiết của doanh nghiệp cho IFSC.
Không được phép thành lập chi nhánh mới hoặc sáp nhập mà không có sự cho phép của IFSC.
Không được thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong Bản ghi nhớ các Điều khoản của IFSC.
Không được chuyển trách nhiệm pháp lý cho bất kỳ tổ chức nào khác mà không có sự đồng thuận của IFSC.
Yêu cầu của uỷ ban IFSC.
Ai nên đăng ký IFSC?
Cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải đăng ký giấy phép IFSC nếu liên quan đến bất kỳ dịch vụ tài chính nào được đề cập dưới đây:
Dịch vụ uỷ thác.
Cho vay tiền quốc tế.
Môi giới và tư vấn đầu tư.
Dịch vụ dành cho các tập đoàn kinh doanh quốc tế (IBC’s).
Dịch vụ giao dịch chứng khoán loại F (Hầu hết các nhà môi giới Forex đều đăng ký giấy phép IFSC, tuy nhiên có một loại giấy phép riêng biệt ít phổ biến hơn cho các sàn Forex là loại J).
Dịch vụ giao dịch ngoại hối loại J (Hầu như không được sử dụng).
Xử lý thanh toán.
Quản lý và bảo vệ tài sản quốc tế.
Kế toán quốc tế.
Dịch vụ lưu ký và an toàn quốc tế.
Dịch vụ môi giới, chuyển tiền và trao đổi tiền.
Ai nên đăng ký IFSC?
Gợi ý top 5 sàn giao dịch có giấy phép IFSC
Dưới đây là top 5 sàn môi giới sở hữu giấy phép IFSC:
LiteFinance
Sàn LiteFinance.
Sàn XM
Sàn XM.
Sàn Windsor Brokers
Sàn Windsor Brokers
FBS
Sàn FBS.
XTrade
Sàn XTrade.
Dưới đây là tổng hợp thông tin về giấy phép IFSC: giải thích ý nghĩa, vai trò, quyền hạn và các yêu cầu pháp lý. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy phép này, từ đó chọn được sàn môi giới phù hợp và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Comments